Đăng lúc 15:49:06 Ngày 12/01/2021 | Lượt xem 150 | Cỡ chữ
1. Cập nhật ngành Thép: Triển vọng ngành 2021
Tăng trưởng tiêu thụ nội địa được kỳ vọng sẽ quay lại mức bình thường (trước Covid), đạt 8% YoY dựa trên mức cơ sở thấp trong năm 2020. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cùng dòng vốn FDI là những yếu tố giúp cải thiện hoạt động xây dựng, qua đó mang lại tác động tích cực tới tiêu thụ thép.
Nhu cầu từ kênh xuất khẩu vẫn được đánh giá tích cực, tuy nhiên cạnh tranh có thể gia tăng. Theo Hiệp hội thép quốc tế, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong năm 2021 có thể tăng trưởng 4.1% YoY sau khi giảm -2.4% YoY trong năm 2020 nhờ nhu cầu hồi phục từ các thị trường phát triển. Nhu cầu tại các thị trường mới nổi (không tính Trung Quốc) ước tăng 9.4% YoY trong năm 2021. Trong khi đó, sau khi tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2020 (do đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng) – nhu cầu từ Trung Quốc dự kiến sẽ không biến động nhiều trong năm nay. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu thép Việt Nam có thể tăng trưởng một con số trong năm 2021 (tăng trưởng 11T2020: +48% YoY). Tuy nhiên, sự ổn định của nguồn cung trên toàn cầu có thể dẫn tới cạnh tranh cao hơn đối với kênh xuất khẩu.
Đà tăng của giá thép có thể được duy trì giúp cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép trong ngắn hạn, tuy nhiên khả năng đảo chiều của giá thép có thể diễn ra. Chúng tôi cho rằng giá thép vẫn diễn biến tốt trong những tháng tới nhờ sự hồi phục của tiêu thụ toàn cầu và nguồn cung vẫn đang gián đoạn. Tuy nhiên, giá thép có thể tạo đỉnh khi nguồn cung trở dần quay lại mức bình thường (sản xuất thép của Trung Quốc ước tăng 2% trong năm 2021, sau khi tăng 5% trong năm 2020). Việc giá thép đảo chiều sẽ kéo theo sự điều chỉnh về biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép. Tính đến cuối năm 2020, giá thép xây dựng nội địa tăng 25% so với thời điểm đầu năm trong khi giá HRC (HM:HRC) tăng 43% trong cùng giai đoạn.
Triển vọng dài hạn: Chúng tôi lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành thép . Nhu cầu thép có thể tiếp tục được cải thiện bởi sự hồi phục của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và hoạt động giải ngân đầu tư công trong các năm tới. Thêm vào đó, các công ty đầu ngành như Hòa Phát (HM:HPG) có thể hưởng lợi do thiếu hụt nguồn cung HRC nội địa đồng thời LNST của HPG được kỳ vọng tăng trưởng trên 10% cho đến năm 2022.
Định giá: P/E của các công ty thép đã tăng trưởng và trở nên cao hơn so với mức trước Covid-19 nhờ tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm 2020, triển vọng khả quan của năm 2021, giá thép tăng mạnh và hiệu ứng từ thị trường chứng khoán. Định giá của các công ty ngành Thép có thể điều chỉnh tăng trong các tháng tới khi giá thép vẫn đang trong quá trình đi lên.
Rủi ro
Cổ phiếu được ưa thích nhất: HPG
Luận điểm đầu tư:
2. Khả năng VN-Index sẽ hướng đến 1.200 điểm trong một vài phiên tới
Theo SSI (HM:SSI) Research, với tín hiệu tích cực hiện tại, nhiều khả năng VN-Index sẽ hướng đến 1.200 điểm trong một vài phiên tới. Đây là vùng đỉnh năm 2018, do vậy áp lực bán có thể gia tăng từ vùng này nên nhà đầu tư cần lưu ý hơn đến chiến lược quản trị rủi ro. Đối với VN30, hiện chỉ số đang hướng về ngưỡng mục tiêu 1.175 điểm.
Khuyến nghị: Nhà đầu tư nên quản trị rủi ro chặt chẽ và bảo toàn mức sinh lời của danh mục khi VN-Index tiến về ngưỡng cản tâm lý 1.200 điểm.
3. Chứng khoán Hoa kỳ điều chỉnh sau chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp
S&P 500 và DJIA điều chỉnh tương ứng -0.66% và -0.29% về 3,799.61 điểm và 31,008.69 điểm. NASDAQ cùng chung trạng thái với mức giảm - 1.25% về 13,036.43 điểm. CBOE VIX tăng mạnh 11.7% lên 24 điểm, phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư Hoa Kỳ trong ngắn hạn.
Sắc đỏ chiếm ưu thế trong rổ S&P 500 với 7 lĩnh vực giảm giá, trong đó Tiêu dùng không thiết yếu, Viễn thông và Bất động sản giảm trên 1%. Ở chiều ngược lại, nhóm Năng lượng vẫn tăng 1.62% bất chấp giá dầu thô điều chỉnh.
Dầu Brent và WTI tương lai giảm lần lượt -0.52% và -0.42%, về ngưỡng 55.6 USD/thùng và 52.1 USD/thùng sau tuần tăng giá trọn vẹn liền trước.
Nguồn : Tổng Hợp
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: