Là mặt hàng nổi bật trong nhóm kim loại về tốc độ tăng giá, mặt hàng quặng sắt đã tăng 135% trong một năm qua, giữa bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ (khi nền kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh sau đại dịch Covid-19) và sự gia tăng hoạt động mua đầu cơ.
Giá đồng giao sau 3 tháng tăng 1,2% lên 10.359 USD/tấn, nhôm tăng 1,6% lên 2,502 USD/tấn, giá kẽm tăng 2,9% lên 3,022 USD, giá nikel tăng 2% lên 17,900 USD, giá chì tăng 2,5% lên 2,208 USD và giá thiếc tăng 1,6% lên 29,975 USD.
Tokyo Steel Manufacturing Co ngày 17/5 thông báo sẽ tăng giá bán kể từ tháng 6 đối với tất cả các sản phẩm thép thêm từ 9,5% đến 17,6%, do giá thép quốc tế đang tăng mạnh trong bối cảnh giá nguyên liệu cao và nhu cầu trong nước dự báo cũng sẽ tăng.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 4 do biên lợi nhuận rộng và nhu cầu thép toàn cầu tăng mạnh đã thúc đẩy các nhà máy tối đa hóa hoạt động.
Trước tình trạng giá thép tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến giá thành các công trình xây dựng, ngày 13.5, Bộ Công Thương đã có Công văn số 2612 thúc đẩy sản xuất thép thành phẩm cung ứng ra thị trường.
Trung Quốc là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay với khối lượng gấp 1,7 lần, giá trị gấp gần 2 lần và giá nhập khẩu trung bình cũng tăng cao so với cùng kỳ.
Trái ngược với việc hạn chế nguồn cung quặng khi giá nguyên liệu đầu vào này đang "nóng hừng hực" thì hoạt động nhập khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam vẫn tăng cao.
Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan liên quan bám sát thị trường, nếu cần sẽ công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng. Đồng thời, lưu ý tránh để xảy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá.