Nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành thép đa phần phải nhập khẩu, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài.
Giá quặng sắt Châu Á đã đảo chiều tăng trở lại trong phiên 27/5, rời khỏi mức thấp nhất hơn 6 tuần khi các nhà đầu tư giảm bớt nỗi lo về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ thắt chặt kiểm soát các hoạt động đầu cơ.
Các thương hiệu thép trong nước tiếp tục thông báo giữ nguyên giá bán các sản phẩm. Tuy nhiên, trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép giảm mạnh xuống mức 4.738 Nhân dân tệ/tấn.
Theo báo cáo của Fitch Solutions, trong năm 2021, nhu cầu thép sẽ ổn định và ngành sản xuất thép sẽ mở rộng về quy mô. Nhờ đó, giá thép sẽ giảm đáng kể trong năm 2022.
Kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ và chính sách thuế quan dưới thời Tổng thống Donald Trump đã đẩy giá thép tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này lên mức cao kỷ lục, giữa bối cảnh giá thép tại Trung Quốc và các nước khác cũng tăng mạnh.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,9% xuống 9,962 USD/tấn. Giá đồng giao tháng 6 giảm 0,7% xuống 72.340 CNY. Giá Nikel toàn cầu tăng lên 16.100 tấn trong tháng 3.
Kế hoạch phục hồi kinh tế Trung Quốc đang đi chệch hướng do chi phí mọi hàng hóa cần thiết cho sự bùng nổ cơ sở hạ tầng thời hậu đại dịch từ thép, than đến thủy tinh và xi măng, đang tăng vọt.
Hôm thứ Hai, nhà máy Tokyo Steel Manufacturing Co Ltd cho biết họ sẽ tăng giá trong tháng 6 đối với tất cả các sản phẩm thép từ 9.5% đến 17.6%, phản ánh giá tăng ở nước ngoài và nhu cầu trong nước dự kiến sẽ tăng.